Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Zoom bị kiện vì gửi dữ liệu cho Facebook

Sau rắc rối liên quan đến việc gửi dữ liệu người dùng cho Facebook , Zoom đã chính thức xin lỗi và tung ra bản cập nhật mới. Đến ngày 30/3, một đơn khiếu kiện đã được gửi lên toà án California cáo buộc Zoom không bảo vệ thông tin người dùng.

"Sau khi cài đặt hoặc sau mở ứng dụng, Zoom sẽ thu thập thông tin cá nhân của người dùng và chia sẻ chúng với bên thứ ba, bao gồm cả Facebook mà không thông báo. Ứng dụng đang xâm phạm quyền riêng tư của hàng triệu khách hàng", cáo buộc viết.

Business Insider đã liên hệ đại diện Zoom nhưng chưa nhận được phải hồi.

Ngày càng nhiều người dùng Zoom để học tập, làm việc trong bối cảnh Covid-19 bùng phát. Ảnh: Mashable.

Ngày càng nhiều người dùng Zoom để học tập, làm việc trong bối cảnh Covid-19 bùng phát. Ảnh: Mashable.

Vụ kiện bắt nguồn từ việc nhà nghiên cứu về quyền riêng tư Pat Walshe phát hiện ứng dụng Zoom Cloud Meetings trên iOS gửi thông tin về kiểu máy, múi giờ, tỉnh/thành phố, nhà mạng... tới Facebook mà không cho người sử dụng biết. "Với dữ liệu này, các công ty truyền thông hoàn toàn có thể nhận biết được thông tin khách hàng và cá nhân hóa quảng cáo", Pat Walshe phân tích.

Theo Walshe, hành vi này "gây sốc" bởi trong các điều khoản sử dụng của mình, Zoom không đề cập tới việc gửi dữ liệu cho Facebook mà chỉ nhắc tới việc "một số đối tác, như Google và Google Analytics, sẽ tự động thu Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog thập thông tin người dùng", nhưng không nói sẽ chuyển dữ liệu cho Facebook. Theo một số nhà nghiên cứu, sự việc được đánh giá nghiêm trọng bởi chúng liên quan đến Facebook, mạng xã hội từng dính nhiều bê bối liên quan tới quyền riêng tư.

Zoom xác nhận việc ứng dụng gửi dữ liệu đến Facebook, nhưng cho rằng đây là điều nằm ngoài ý muốn. Sau đó hãng phát hành bản cập nhật trên iOS, xoá bỏ các đoạn mã cho phép Facebook thu thập thông tin.

Vụ kiện diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu của Zoom đang tăng vọt trong những tuần gần đây. Nhu cầu học, làm việc từ xa buộc người dùng phải tìm đến các ứng dụng online khi Covid-19 hoành hành.

Khương Nha (theo Business Insider )

Mỹ đổi quyền riêng tư lấy an toàn xã hội trước Covid-19

Những năm gần đây, Trung Quốc thường được truyền thông Mỹ và một số nước phương Tây chê bai về việc quốc gia này xây dựng các hệ thống nhằm theo dõi, kiểm soát hoạt động của người dân. Nhưng chính công nghệ theo dõi này đã giúp Trung Quốc ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của virus Covid-19, khiến các nước từ trước tới nay vẫn buông lời chê bai phải nhìn nhận lại vấn đề.

Mỹ không phải ngoại lệ. Nhà bảo mật kiêm cây bút của tạp chí Forbes Zack Doffman viết: "Hoá ra, chúng ta bấy lâu nay cũng có một cơ sử dữ liệu theo dõi khổng lồ, chỉ chờ chính phủ khai thác".

Kho dữ liệu mà Zack Doffman nhắc đến do các công ty quảng cáo di động cung cấp cho Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cùng chính quyền các bang và địa phương đang kiểm soát Covid-19. Mọi thông tin trong dữ liệu đều được ẩn danh.

Các nhà chức trách tại 500 thành phố của Mỹ được quyền truy cập cổng thông tin trực tuyến nhằm đưa ra biện pháp kịp thời ngăn chặn nguy cơ bùng phát của bệnh dịch. Hệ thống mới còn được dùng để cảnh báo về các địa điểm vẫn còn đám đông tụ tập, mức độ tuân thủ lệnh phong toả, tác động của dịch bệnh tới nền kinh tế thông qua số khách mua sắm tại các cửa hàng cũng như quãng đường di chuyển trên các phương tiện cá nhân.

chính phủ chọn sử dụng thông tin địa điểm thu thập từ các nhà khai thác mạng di động. Ảnh: AP.

Một số chính phủ chọn sử dụng thông tin địa điểm thu thập từ các nhà cung cấp mạng di động. Ảnh: AP .

Sự khác biệt giữa Mỹ và châu Âu

Ở Anh và châu Âu, để theo dõi sự tuân thủ của người dân về việc cách ly xã hội cũng như hạn chế việc đi lại giữa tình hình dịch bệnh căng thẳng, các chính phủ chọn sử dụng thông tin địa điểm thu thập từ các nhà khai thác mạng di động thay vì công ty quảng cáo di động như Mỹ. Tất cả cũng đều được ẩn danh. Thậm chí, GSMA - cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế cho ngành công nghiệp điện thoại di động - đã thực hiện một buổi thảo luận về chương trình phát triển cơ sở dữ liệu tập trung nhằm theo dõi người dùng xuyên biên giới, tham vọng có sự tham gia của 700 nhà mạng.

Các mạng di động nắm giữ những dữ liệu quan trọng của khách hàng, từ thông tin địa điểm, cuộc gọi, tin nhắn đến những thứ liên quan đến nhận dạng, danh tính phía sau mỗi số điện thoại. Tuy vậy, những dữ liệu kiểu này thường được luật pháp kiểm soát chặt chẽ khỏi những sự tò mò không cần thiết, chỉ được dùng trong các trường hợp được đảm bảo về mặt pháp lý.

Nhưng dữ liệu từ công ty quảng cáo trên di động thì lại khác. Chúng không bị luật giới hạn như dữ liệu của các nhà mạng trong khi chứa mọi thông tin quan trọng liên quan đến người dùng. Thông qua ứng dụng trên điện thoại, chính người dùng đã cho phép các hãng quảng cáo được phép thu thập dữ liệu với đầy đủ thông số về thời gian, địa điểm và tần suất để tận dụng kiếm chác, tạo doanh thu.

Năm ngoái, một nhà nghiên cứu về bảo mật đã thực hiện dự án khảo sát trên 937 ứng dụng đèn pin trên điện thoại Android. Đây được coi là ứng dụng gần như vô hại nhất trên điện thoại. Tuy vậy, vẫn có đến 180 ứng dụng yêu cầu được truy cập danh bạ và 131 đòi thu thập thông tin địa điểm của người dùng.

Zack Doffman cho rằng nếu bất kỳ chính phủ phương Tây nào yêu cầu xây dựng hệ thống theo dõi trực tiếp trên nền tảng dữ liệu marketing như vậy, việc bị xã hội phản đối kịch liệt là dễ xảy ra. Tuy vậy, nguồn thông tin dồi dào ấy vẫn có thể được tận dụng theo cách thị trường vẫn làm: bỏ ra một khoản tiền nhỏ để mua quyền truy cập.

Đánh đổi quyền riêng tư để chọn an toàn

Theo nguồn tin, độ chi tiết của cơ sở dữ liệu mới được công bố gây sốc cho nhiều người. Bên cạnh đó, một vấn đề được đặt ra là dù tất cả thông tin đều được lưu dưới dạng ẩn danh nhưng "bức tường số" bảo vệ cho sự riêng tư của mỗi người rất dễ bị phá vỡ. Điều này từng được New York Times nêu ra trong một bài viết năm 2019.

Bài viết của New York Times chỉ ra rằng, chỉ cần thu thập thông tin di chuyển từ điện thoại, việc phát hiện ra tuyến đường quen thuộc mà một người hàng ngày đi là hoàn toàn có thể, từ đó có thể lần ra được đâu là nhà ở, cơ quan và cuối cùng sẽ xác định được chủ nhân của thiết bị là ai. Việc trùng lặp thông tin về nhà ở, cơ quan và đường di chuyển của những người khác nhau rất khó xảy ra. Về cơ bản, rào chắn mang tên "dữ liệu ẩn danh" đã mất đi tác dụng.

Theo Paul Ohm - Giáo sư luật kiêm Nhà nghiên cứu quyền riêng tư tại Trung tâm Luật thuộc Đại học George Town (Mỹ) - việc nói dữ liệu vị trí mang tính "ẩn danh" là một tuyên bố hoàn toàn sai lệch. "Thông tin định vị địa lý chính xác đến từng kinh độ hoàn toàn không thể ẩn danh được. DNA có lẽ là thứ duy nhất khó để ẩn danh hơn thông tin định vị địa lý chính xác".

Mặc dù vậy, Zack Doffman vẫn đánh giá cách làm của Mỹ là "không tệ". Theo ông, mức độ cấp thiết của việc đẩy lùi Covid-19 đã khiến các chính phủ đưa ra những sáng kiến mang tính mới mẻ và đáng ngạc nhiên. Đứng trên lập trường giám sát xã hội, việc sử dụng dữ liệu quảng cáo trên di động là một trong những phương pháp mạnh mẽ nhất và luôn ở trong trạng thái sẵn sàng để sử dụng.

Trong vài tuần tới, Mỹ sẽ thảo luận về vấn đề buôn bán dữ liệu cá nhân để đảm bảo an toàn xã hội. Doffman cho rằng những dữ liệu đang được sử dụng có thể trở nên hữu hiệu hơn, thậm chí có thể sánh ngang với hệ thống giám sát mà Trung Quốc đang áp dụng.

Theo Wall Street Journal , dữ liệu quảng cáo trên điện thoại di động có thể tiết lộ mức độ tuân thủ chung dựa trên các đơn Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog đặt hàng giao về nhà hoặc nơi trú ẩn, giúp đo lường tác động kinh tế của đại dịch bằng cách mức độ sụt giảm của khách hàng bán lẻ tại các cửa hàng, giảm trong ôtô dặm lái xe và các số liệu kinh tế khác. Tất cả sẽ sớm được hé lộ trong thời ngắn.

Đức Trí

Việt Nam trở thành 'ngọn hải đăng' về ứng phó với dịch COVID-19

Bài viết nhận định virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 hiện là thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó hệ thống chăm sóc sức khỏe của nhiều quốc gia phát triển đang điêu đứng. Nhà báo Sean Fleming cho rằng Việt Nam đã sớm nhận thức rõ ràng rằng nguy cơ bùng phát của dịch bệnh có thể tàn phá một đất nước đang phát triển, và Việt Nam đã hành động mau lẹ, đưa ra quyết định nhanh chóng và kịp thời.

Theo tác giả Fleming, Việt Nam đã tập trung vào các biện pháp nằm trong tầm kiểm soát của mình và giành được sự tán dương từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã khởi động một loạt các sáng kiến để ngăn chặn virus lây lan ngay từ ngày 1/2, đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc; đóng cửa các trường học sau khi nghỉ Tết Nguyên đán. Hai tuần sau đó, giới chức y tế cũng nhanh chóng áp dụng các biện pháp kiểm dịch 21 ngày tại tỉnh Vĩnh Phúc, nơi có người lao động trở về từ tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc.

Tác giả bài báo đề cập một loạt biện pháp của Việt Nam, bao gồm cách ly 14 ngày bắt buộc đối với bất kỳ ai nhập cảnh và hủy bỏ tất cả các chuyến bay nước ngoài, cách ly những người nhiễm virus và theo Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog dõi bất cứ người nào đã tiếp xúc với người mắc bệnh. Ngoài ra, người dân Việt Nam có tinh thần giám sát cao, chủ động phản ánh những hành động sai trái tới cơ quan chức năng, các hành vi như chia sẻ tin giả, thông tin sai lệch về virus SARS-CoV-2 đều bị xử lý.

Tác giả bài viết nêu bật những nỗ lực chủ động của Việt Nam chống COVID-19 diễn ra trong bối cảnh chất lượng cuộc sống người dân tại quốc gia này đã có sự cải thiện lớn sau hai thập niên qua. Theo đó, từ năm 2002 đến 2018, chính sách chuyển đổi kinh tế đã giúp đưa hơn 45 triệu người Việt Nam thoát nghèo.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người đã tăng hơn gấp đôi, lên hơn 2.500 USD trong năm 2018, mức tăng trưởng GDP thực tế là 7,1%. Y tế quốc gia cũng được cải thiện - tuổi thọ tăng từ 71 năm 1990 lên 76 vào năm 2015. Bài báo nhấn mạnh hệ thống chăm sóc sức khỏe của Việt Nam cũng đang được cải thiện.

Nhà báo Fleming nhận định với nguồn lực hạn chế, Việt Nam dường như đã làm cho sự bùng phát dịch bệnh này ở trong tầm kiểm soát.

NÓNG: Toàn bộ quân Mỹ báo động khẩn, căn cứ ở Iraq bất ngờ bị tấn công, Patriot đã khai hỏa

Hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ vừa đưa tin nóng cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ mới triển khai tới Iraq đã khai hỏa đánh chặn nhiều mục tiêu nguy hiểm nhằm vào căn cứ ‘Ayn Al-Assad.

‘Ayn Al-Assad chính là căn cứ ở tỉnh Al-Anbar, Iraq, nơi hứng chịu đòn tập kích tên lửa đạn đạo kinh hoàng của Iran khiến hơn 100 binh sĩ Mỹ bị chấn động não phải cấp cứu cách đây không Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog lâu.

Anadolu cho biết Quân đội Mỹ đã bắn hạ thành công các tên lửa của kẻ định trước khi chúng kịp tới được mục tiêu đã định.

Dẫn nguồn từ một quan chức Iraq, Anadolu khẳng định hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ đã bắn hạ 2 quả đạn đang trên đường bay tới căn cứ ‘Ayn Al-Assad Base nằm ở phía Tây Al-Ramadi.

Trước đó, vào hôm qua, Thứ Hai (31/03/2020), Mỹ tuyên bố đã triển khai xong hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot đầu tiên tới Iraq. Động thái này diễn ra chỉ vài tuần sau khi các lực lượng Mỹ bắt đầu rút quân khỏi nhiều căn cứ nhỏ trên khắp đất nước Iraq.

Tuần vừa rồi tờ New York Times cho biết Quân đội Mỹ ở Iraq đã được lệnh vào cấp báo động chiến đấu cao khi Washington nhận định các lực lượng mình tại đây có thể sẽ phải đối mặt với những đòn tấn công lớn của những nhóm vũ trang bản địa do Iran hậu thuẫn.

Củng cố hồ sơ xử lý bệnh nhân 178 khai không trung thực khiến 12 y bác sĩ phải cách ly

Tối 31/3, ông Nguyễn Mạnh Hoạt, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cho biết, huyện đã chỉ đạo công an cùng cấp củng số hồ sơ xử lý hành vi khái báo y tế không trung thực của nữ bệnh nhân số 178.

Ông Hoạt nói, hành vi khai báo "vòng vo" của nữ bệnh nhân đã khiến 12 cán bộ y bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ, cùng 8 bệnh nhân khác phải cách ly.

Hiện sức khỏe của họ đều ổn định, ngành y tế đã lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và chờ kết quả.

Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa huyện trong vài ngày gần không thể đón tiếp bệnh nhân mới, chỉ điều trị các bệnh nhân cũ nhập viện trước thời điểm phát hiện ca bệnh.

"Chúng tôi đã chỉ đạo các Trạm y tế các xã trên địa bàn chủ động đón tiếp bệnh nhân, thành lập phòng khám đa khoa di động để chữa bệnh tạm thời cho bệnh nhân mới ngay giữa trung tâm huyện", ông Hoạt nói.

Nhắc lại thời điểm mới tiếp nhận nữ bệnh nhân số 178 , ông Hoạt bảo phải rất nhiều lần truy hỏi, cuối cùng nữ bệnh nhân mới chịu khai nhận trở về từ Bệnh viện Bạch Mai.

"Bà ấy ‘quay nhiều vòng’, đến 9h sáng hôm sau mới nhận về từ Bạch Mai, ngay sau khi bà ấy thừa nhận chúng tôi đã tổ chức lập biên bản ngay tại chỗ. Tiến hành cách ly, lấy mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm, cho phun khử trùng toàn bộ khu vực bệnh viện", ông Hoạt thông tin thêm.

Còn theo báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Thái Nguyên, sau khi tỉnh có ca dương tính đầu tiên (bệnh nhân số 178) qua rà soát, thống kê đã xác định 47 trường hợp F1; 282 trường hợp F2 và 536 trường hợp F3.

Hiện, các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân số 178 đều đang được cách ly tập trung tại các cơ sở y tế; các trường hợp F2, F3 thực hiện cách ly theo quy định.

Ngoài ra có 513 trường hợp điều trị nội trú, ngoại trú, đi học tập hoặc thăm thân tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3 đến 28/3 đã được tiến hành lấy mẫu xét nghiệm.

Công an tỉnh Thái Nguyên cũng tăng cường các lực lượng rà soát, xác minh các trường hợp phải khai báo y tế theo các thông báo khẩn của Bộ Y tế, đồng thời, chỉ đạo Công an huyện Đại Từ hoàn thiện hồ sơ để xử lý nghiêm trường hợp bệnh nhân số 178 để răn đe, giáo dục chung trong cộng đồng.

Trước đó, sáng sớm 29/3, Bộ Y tế công bố ca bệnh số 178 là nữ, 44 tuổi, trú xã Phú Thịnh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Nữ bệnh nhân này làm việc cho công ty Trường Sinh, đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ đồ ăn cho Bệnh viện Bạch Mai.

Hiện theo thông kê từ Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai có tổng số 34 ca dương tính Covid-19 , trong đó có 23 ca là nhân viên của công ty Trường Sinh. Ngày 30/3, Cơ quan chức năng cũng Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog nhận định nguồn lây nhiễm Covid-19 trong Bệnh viện Bạch Mai không xuất phát từ y bác sĩ, mà từ nhân viên của Công ty cung cấp dịch vụ này.

Giải tỏa áp lực tài chính để người dân an tâm chống dịch

(Bài Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.)

Thủ tướng yêu cầu cách ly xã hội trên toàn quốc , không tập trung quá hai người nơi công cộng, từ 0h ngày 1/4 và kéo dài trong 15 ngày theo nguyên tắc "gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh".

Việc chống dịch như chống giặc được đông đảo người dân ủng hộ. Tuy nhiên, việc thực hiện hiện nay đa phần là trông chờ vào ý thức của từng cá nhân. Vẫn còn đâu đó rất nhiều cá nhân, tổ chức xem thường hoặc cố tình làm trái với chỉ thị. Phải chăng những việc làm ấy còn tồn tại chính vì việc chế tài của pháp luật chưa đủ sức răn đe. Và cũng chính từ việc không đủ sức răn đe ấy khiến cho việc chống dịch càng trở nên phức tạp hơn.

Cần có biện pháp mạnh tay đối với những người cố tình vi phạm

Trước đây, khi tình hình dịch bệnh ở việt Nam dường như sắp chạm vào mốc thành công khi chúng ta sắp công bố là đã thành công phòng chống dịch thì bệnh nhân thứ 17 xuất hiện đã làm thay đổi mọi thứ. Và rồi tiếp sau đó là những trường hợp khác. Đa phần họ là những người có điều kiện kinh tế tốt, được đi du lịch, du học và trong đó có cả người là lãnh đạo của công ty. Tuy nhiên ý thức của họ đã khiến cho công cuộc chống dịch trong nước gần như đi vào vỡ trận. Nếu không nhờ vào sự chuẩn bị và tinh thần cảnh giác cao của các cơ quan thì có lẽ bây giờ tình hình đã khác. Nhưng bao nhiêu người trong số họ đã bị xử lý? Hay chỉ là vận động và rồi lại trông chờ ý thức.

Nỗi lo Đông Nam Á 'vỡ trận' như châu Âu

Những người nhập cảnh tìm cách khai gian để không bị cách ly. Việc trông chờ vào ý thức của cá nhân khi ấy vô tình khiến cho việc lần theo hành trình của người đó vất vả. Giá như khi ấy chúng ta cứng rắn hơn, cách ly những người nhập cảnh và hạn chế nhập cảnh thì có thể diễn biến có phần khác.

Và rồi đến những người đang cách ly nhưng tìm cách trốn cách ly. Người thì chuẩn bị xuất cảnh, người thì chạy sang tỉnh thành khác. Không cần biết vì lí do gì nhưng việc đang cách ly mà trốn như vậy cần phải được xử lý nghiêm và nặng vì biết đâu trong số đó có người mang mầm bệnh đi lây lan.

Và rồi có nhiều người lợi dụng tình hình dịch bệnh mà đăng bài câu view. Chưa bàn tới mục đích là gì, chỉ riêng việc gây hoang mang dư luận cũng đáng bị xử lý.

Với việc đóng cửa các tụ điểm, hàng quán...với mục đích tránh sự lây lan virus. Rất nhiều nơi đã tự giác chấp hành nghiêm chỉnh. Có nơi vẫn mở cửa kinh doanh nhưng vì chưa nắm được tình hình nhưng khi được giải thích rõ thì đã nhanh chóng hợp tác ngay mà không cần chờ đợi. Rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, ở đâu đó, vẫn còn nhiều nơi cố tình phớt lờ lệnh đóng cửa. Vẫn tụ tập đông người như không có gì.

'Ở nhà trong hai tuần để dập tắt khi dịch còn là đốm nhỏ'

Mọi người khi ra đường hiện nay ngoài nón bảo hiểm thì khẩu trang là thứ không thể thiếu. Vừa bảo vệ bản thân vừa bảo vệ cộng đồng. Ấy vậy mà còn nhiều người ra đường không những không đeo khẩu trang mà còn khạc nhổ lung tung. Người đi sau hoặc xung quanh có bức xúc cũng không biết phải làm sao đành phải nuốt cục tức đó.

Người dân cả nước đang rất đồng lòng chống dịch

Từ việc chấp nhận thiệt hại kinh tế mà đóng cửa hàng quán, cơ sở kinh doanh. Từ việc hạn chế di chuyển, tự cách ly. Cho tới việc tự khai báo tình hình sức khỏe trên app y tế.

Các doanh nhân, nghệ sĩ, người nổi tiếng cũng liên tục có động thái đóng góp cho các cơ quan phòng chống dịch bệnh. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân cũng có động thái ủng hộ. Từ người cao tuổi cho tới các em nhỏ. Nhiều thành phần trong xã hội đã đồng lòng chung tay phòng chống dịch bệnh. Điều này thật đáng quý. Nó như luồng năng lượng tiếp thêm sức mạnh cho đất nước trong công cuộc chiến đấu với dịch bệnh.

Người dân luôn luôn có tinh Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog thần hợp tác. Nhưng, làm sao để cho mọi người vững vàng ý chí để kề vai sát cánh cùng nhau chiến đấu với dịch bệnh? Đó là sự cảm thông và hỗ trợ lẫn nhau trong lúc khó khăn này. Kinh tế bị ảnh hưởng là chung của toàn cầu chứ không riêng cá nhân nào. Chỉ là lúc này, sự giàu nghèo càng được thể hiện rõ.

Bài học từ tỷ lệ tử vong thấp ở Đức

Khó khăn thì ai cũng có. Nhưng liệu có hiểu và cảm thông cho nhau không là chuyện khác. Ở đâu đó, các chủ nhà trọ, chủ cho thuê giảm tiền cho thuê hoặc miễn tiền thuê trong thời gian. Ở đâu đó, mạnh thường quân hỗ trợ cho những người đang gặp khó khăn. Nhưng cũng ở đâu đó, những chủ nhà trọ, chủ cho thuê không miễn giảm mà còn tăng tiền hoặc nhất quyết không cho nợ.

Ở đâu đó, những thành phần lợi dụng dịch bệnh lừa đảo bắt đầu tìm cách hoạt động mạnh hơn. Các trung tâm, cơ sở kinh doanh bị ảnh hưởng thì người đồng hành chia sẻ, thấu hiểu vẫn là người lao động, người làm thuê. Họ hỗ trợ doanh nghiệp, công ty bằng hình thức chấp nhận giảm tiền lương, nghỉ không lương....Họ đã đều hợp tác và chấp nhận rất nhanh.

Nhưng còn các đơn vị khác thì sao? Cứ có cảm giác dường như các đơn vị ấy vẫn bình chân như vại và theo kiểu "chưa nắm được thông tin". Điện, nước, internet là những cái mà ai cũng phải sử dụng. Không đi làm thì phải ở nhà. Ở nhà thì phải sử dụng dù có hạn chế cách mấy thì vẫn phải thừa nhận rằng lượng tiêu thụ vẫn tăng so với bình thường.

Kế đến là các tổ chức tín dụng, ngân hàng vẫn "bình chân như vại" tới ngày gọi điện nhắc nợ, đòi nợ và thậm chí là dọa kiện. Trong khi trước đó, tình hình dịch bệnh chưa có nghiệm trọng như bây giờ thì lãi suất tiết kiệm đã được giảm nhưng lãi suất cho vay thì tới giờ vẫn được trả lời là "chờ"!

Chiến thuật 'đánh giặc' Covid-19 của các nước

Thật sự phải mong chờ vào sự chỉ đạo của cơ quan chức năng, vào lòng tin của mọi người. Cái ý chí đó cần phải được tiếp thêm sức mạnh. Thử hình dung: Hàng ngày bị chủ cho thuê đòi tiền nhà. Mỗi ngày bị tổ chức cho vay gọi điện gây áp lực vì chưa đóng tiền. Chưa kể nếu điện, nước, internet bị cắt vì chưa đóng tiền được. Thì khi ấy sẽ ra sao? Mong rằng những viễn cảnh ấy sẽ không xảy ra.

Nếu vậy thì bây giờ mong các cơ quan chính quyền cần mạnh tay để có biện pháp ngăn sự lây lan của dịch bệnh. Không thể chỉ dừng ở mức tự giác hoặc vận động nữa mà cần cưỡng chế các trường hợp vi phạm.

Xin mạnh dạn đề xuất: Với phương án tìm và cách ly. Tiến hành khử khuẩn ở các địa phương. Mặc dù có tốn kém ban đầu nhưng khả năng ngăn chặn được sự lây lan sẽ cao hơn. Giúp việc chống virus sau này đỡ tốn kém và vất vả hơn.

Tiến hành tổ chức xét nghiệm nhanh lưu động tại các địa phương như Hà Nội đang tiến hành. Mạnh tay đóng cửa tạm thời các tụ điểm như quán bar, vũ trường, những nơi tập trung đông người.

Hai lối suy nghĩ về khẩu trang của người Á- Âu

Nếu địa phương nào để phát hiện những nơi này còn mở cửa kinh doanh thì những người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm. Hãy công bố đường đây nóng của mỗi địa phương một cách rộng rãi hơn. Mạnh tay xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm như: khai báo gian, trốn cách ly, đã cách ly nhưng vẫn cố tình nhận đồ từ bên ngoài, cố tình kinh doanh để tụ tập đông người, ra đường hay tới nơi công cộng không đeo khẩu trang, khạc nhổ bừa bãi ....

Cũng cần kiểm tra và xử lý cả những trường hợp được người dân phản ánh. Cần điều tiết giá cả mặt hàng lương thực hợp lý. Và yêu cầu các tổ chức tín dụng cần giãn nợ trong thời gian này. Khi áp lực kinh tế lúc này được giảm đáng kể thì người dân mới có thể yên tâm và đồng lòng hợp tác cùng chống dịch. Áp lực của người dân còn nặng thì sẽ còn nhiều trường hợp cố tình tìm cách vi phạm. Rất mong rằng tình hình dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi.

Chia sẻ bài viết của bạn cho mục Ý kiến tại đây .

Nguyễn Như Thông

'Người vận chuyển' bất đắc dĩ của khu cách ly

Chiều 21/3, bảo vệ Trịnh Văn Lãm vừa nhận ca trực ở tháp A2, chung cư The Gold View, quận 4. Vốn là một nhân viên kho, vừa nhận công việc mới này được bốn hôm nên với Lãm mọi thứ vẫn còn khá lạ lẫm, thậm chí các lối lại còn chưa thuộc hết. Bỗng nhiên, một đoàn xe công an, xe chữ thập hú còi vượt qua cổng chung cư. Mọi người túa ra, hối hả. Lãm còn chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì một rào chắn đã được dựng lên cách anh chỉ chừng trăm mét. Thang máy ngừng hoạt động. Lực lượng công an lập tức kiểm soát và ngăn những cư dân kéo vali tìm cách rời tòa nhà. Lệnh phong tỏa tòa tháp A1 được công bố.

Đến lúc này Lãm mới biết, bên tháp A1 có hai ca dương tính với nCoV. Một anh công an tiến đến vỗ vai đề nghị hỗ trợ, anh giật mình, chợt nghĩ: "Không lẽ số mình xui vậy?".

Hôm đó Lãm ở lại hỗ trợ lực lượng chức năng đến nửa đêm.

Anh Lãm đang bấm giấy ghi tên số phòng vào hộp cháo để mang lên cho cư dân. Ảnh: Diệp Phan.

Anh Lãm đang bấm giấy ghi tên số phòng vào hộp cháo để mang lên cho cư dân. Ảnh: Diệp Phan.

Trở về nhà mệt nhoài, vợ anh đón từ cửa với vẻ mặt lo lắng. "Dù gì cũng mới làm mấy ngày, hay anh nghỉ việc đi", chị Thái Thị Kiều Trinh nói. Mối lo lớn nhất của chị là chồng có thể lây nhiễm Covid-19. Đêm đó, Lãm nằm suy tính rất lâu rồi quyết định "Công việc của mình là tháp A2. Ở đó vẫn an toàn".

Sáng hôm sau, vừa vào đến cổng chung cư, đập vào mắt anh là hàng chục shipper và người thân của các cư dân vận chuyển đồ tiếp tế đến. Khu vực bị phong tỏa nên họ chỉ có thể đứng ngoài. Những cú điện thoại trong gọi ra, ngoài gọi vào với đủ sự hối hả và sốt ruột nhưng không ai biết cách nào để người bên Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog trong nhận được đồ.

Lãm xung phong nhận chuyển đồ lên từng phòng. "Ai cũng sợ nguy hiểm, mình không làm thì ai làm", anh nghĩ bụng. Vậy là sáng hôm đó, anh bảo vệ của tháp A2 "được" chuyển sang tháp A1. Những xe hàng chất đầy liên tục đổ bộ xuống cổng chung cư, Lãm bấm thang máy, đẩy xe ngước nhìn số căn hộ rồi lục tìm hàng hóa trong xe đẩy. Cứ thế, anh gõ cửa từng nhà giao đồ.

Ngày đầu bị phong tỏa, bảo vệ Trịnh Văn Lãm tăng ca đến 22h. Khi cởi bộ đồ bảo hộ ra, mồ hôi ướt đẫm như tắm. Sau một đêm, hai bàn chân xuất hiện mười mụn nước to, sưng tấy, mỗi bước đi là một bước đau nhói. Anh lấy kim đâm thủng mụn nước, bôi thuốc rồi xỏ giày, tiếp tục đến chung cư làm việc. Hôm ấy, có những lúc Lãm tưởng như nhấc không nổi vì đau rát, nhưng nhìn những phần cháo nóng hổi cứ nguội dần, anh lại tự nhủ: "Người ta đang cần thì mình giúp thôi". Nhiều bảo vệ ở đây từ chối công việc này.

Bị cách ly nhưng có một căn hộ, mỗi ngày đều đặt mua trà sữa 4-5 lần. "Tôi chuyển đến nhà này riết thấy quen mặt, đang cách ly họ có thể nghĩ đến việc hạn chế một chút", anh nói.

Anh Nguyễn Lê Quang Hội, tổ trưởng tổ dân phố ở tháp A1, kể: "Những ngày đầu cư dân được tiếp tế và đặt đồ ăn online rất nhiều khiến anh Lãm bận rộn cả ngày, thậm chí là tăng ca. Tôi đã có nhắc nhở chỉ nên mua những thứ cần thiết, đồ ăn vặt nên bớt lại".

Vì có sự nhắc nhở của anh Hội, nên khoảng 5 ngày nay, Lãm không phải làm tăng ca đến 22h nữa. Anh được về nhà lúc 19h.

Khi cách ly, cư dân được phường hỗ trợ một ngày hai bữa cơm, nhưng đồ ăn sáng hay đồ ăn vặt họ vẫn thường xuyên đặt online, Lãm không thể nhớ nỗi một ngày mình chuyển bao nhiêu chuyến hàng. Ảnh: Cư dân cung cấp.

Khi cách ly, cư dân được phường hỗ trợ một ngày hai bữa cơm, nhưng đồ ăn sáng hay đồ ăn vặt họ vẫn thường xuyên đặt online, Lãm không thể nhớ nỗi một ngày mình chuyển bao nhiêu chuyến hàng. Ảnh: Cư dân cung cấp.

Mặc dù đã được cán bộ y tế phường hướng dẫn mặc đồ bảo hộ, rửa tay thường xuyên nhưng Lãm vẫn sợ ảnh hưởng đến vợ con. Anh định ở lại chung cư đến khi thời hạn phong tỏa, nhưng không yên tâm để vợ con ở nhà trọ hàng đêm. Vậy là mỗi tối về nhà Lãm tắm rửa thật kỹ, tự giặt quần áo của mình. "Từ hôm đó, hai mẹ con ngủ một góc, ảnh nằm một góc", chị Kiều Trinh nói.

Ngày thứ tư ở trong nhà, gia đình chị Huỳnh Thị Ngọc Lan (42 tuổi), sống ở tầng 18 đã hết thực phẩm dự trữ. 8h15 sáng, người thân nhắn tin báo đồ đã được gửi cho bảo vệ nhưng đến 9h30 chị Lan mới nhận được hàng. Giao túi đồ tận tay, Lãm xin lỗi vì mình giao đồ đến trễ khiến chị chờ lâu. "Tôi chưa kịp cám ơn thì bất ngờ khi anh ấy nói xin lỗi, anh ấy đâu có lỗi gì, chẳng phải vì tôi mà anh ấy phải làm thêm việc sao?", chị Lan tự hỏi.

Sau những ngày "sống chậm", chị thấy việc mình ở lại là đúng đắn dù khoảnh khắc nghe tiếng cửa thông tầng đóng sầm lại để phong tỏa, chị Lan đã hối hận tại mình không đi khỏi đây như nhiều người khác.

"Suốt gần 20 năm ở qua ba cái chung cư, đây là lần đầu tiên tôi cảm nhận rõ nhất về tình người hoạn nạn có nhau, từ chính quyền địa phương đến anh bảo vệ", chị Lan nói.

Ngày hai bữa, lãnh đạo, dân quân và tình nguyện viên phường 1 , quận 4, tập trung lại giao cơm cho cư dân. Ảnh: Diệp Phan.

Ngày hai bữa, lãnh đạo, dân quân và tình nguyện viên phường 1, quận 4, tập trung lại giao cơm cho cư dân. Ảnh: Diệp Phan.

Ở tầng 29, căn hộ của anh Trần Gia Toàn cách căn hộ của hai người nước ngoài nhiễm bệnh chỉ vài bước chân, mấy hôm nay hạn chế mở cửa. Vợ anh, chị Phạm Thị Ngọc Hà đang mang thai tuần thứ 38.

Tuy đang ở những ngày cuối thai kỳ, nhưng mấy ngày nay, chị Hà vẫn ăn những phần cơm của phường phát đều đặn mỗi ngày hai bữa. "Cơm ngon, canh nóng với nhiều món đầy đủ dinh dưỡng nên gia đình cảm thấy rất yên tâm", anh Toàn nói.

Vì lệnh phong tỏa bất ngờ nên ngày đầu tiên, vợ chồng anh Toàn phải cầu cứu bà ngoại gửi một túi rau lớn vào. Kể từ đó đến nay, gia đình anh không đặt thứ gì qua mạng bởi thấy hài lòng với sự chăm lo của chính quyền địa phương. Hơn nữa, anh Toàn không muốn làm phiền quá nhiều đến "shipper Lãm".

12h30, Lãm ráng nhấc chân giao nốt một hộp cháo cho một cư dân ở tầng 22. Đồ ăn nóng đựng trong hộp xốp hay những cốc cà phê đá, thường được lãm ưu tiên giao trước. "Những thứ như vậy nếu giao trễ chừng 10 phút thôi thì không còn ngon nữa", anh giải thích rồi đẩy chiếc xe lăn bánh.

Mong ước của Lãm là chung cư này không có ai bị nhiễm bệnh nữa. "Nếu không tôi và vợ con là những người tiếp theo bị cách ly", anh kéo khẩu trang thở dốc, trước mặt anh, những túi đồ mới lại được giao đến.

Diệp Phan

'Sống chậm' trong khu cách ly Bạch Mai

Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, 48 tuổi, là Trưởng khoa C4, Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai. Khoa được cách ly sau khi phát hiện một bệnh nhân Covid-19 điều trị tại đây, ngày 20/3.

5 giờ chiều, trừ những người đang trong ca trực và điều trị bệnh nhân tại tầng một, các y bác sĩ đều tập thể dục. Người nhảy, người hít đất, người chạy bộ dọc hành lang... để giảm căng thẳng và đỡ buồn chán khi cách ly dài ngày.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi tập thể dục tại bệnh viện cũng là lần đầu tôi được ở cạnh đồng nghiệp 24/24 giờ lâu đến như vậy. Gần nửa tháng rồi", bác sĩ Thái chia sẻ.

Khoa C4 là nơi một điều dưỡng của Bạch Mai điều trị trước khi phát hiện nhiễm bệnh Covid-19. Ngay trong đêm, toàn bộ 84 người, bao gồm 34 nhân viên y tế, 24 bệnh nhân, 26 người chăm sóc bệnh nhân được cách ly. Trong đó, có hai điều dưỡng đang mang thai .

Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, trưởng khoa C4, Viện Tim Mạch, bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Bệnh viên cung cấp

Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, Trưởng Khoa C4, Viện Tim Mạch, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Từ ngày cách ly, công việc khám chữa bệnh vẫn duy trì. Để giảm áp lực công việc, nhân viên y tế được chia thành từng kíp 4 người gồm hai bác sĩ, một điều dưỡng, một học viên. Mọi người phải thay phiên nhau trực, khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân.

Ngày 29/3, một bệnh nhân bị viêm nội tuần hoàn nhiễm khuẩn, có kèm biến cố đột quỵ bắt buộc Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog phải chuyển ra ngoài để chụp chiếu, cắt lớp sọ não. Khi đó, bác sĩ đề xuất bệnh viện đưa bệnh nhân từ trong khu cách ly ra ngoài, mặc đồ bảo hộ và có một đội hỗ trợ ở vòng ngoài vì bác sĩ trong khoa C4 không được phép ra ngoài. Hiện, bệnh nhân nằm tại khoa cấp cứu C1, không đưa trở lại khu cách ly để tránh lây nhiễm.

Trong khoa còn một bệnh nhân nặng phải chạy thận nhân tạo, phải điều trị tích cực, hạn chế chạy thận vì yêu cầu khi chuyển ra ngoài rất phức tạp và nhiều quy trình.

Một số công việc khác như theo dõi tình hình sức khỏe người nhà, giải quyết vấn đề phát sinh. Chỉ cần có dấu hiệu nghi ngờ sẽ được xét nghiệm, chẩn đoán ngay.

"Đây là lần đầu tiên bác sĩ phải theo dõi cùng lúc cả tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và người nhà của họ", bác sĩ nói.

Trong ngày đầu cách ly, một người nhà "bệnh nhân tiếp xúc gần với bệnh nhân 86", bị sốt nên được chuyển sang bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để theo dõi. Kết quả hiện âm tính. Nhiều người hoang mang, chỉ cần hắt hơi, sổ mũi là đã nghĩ ngay đến Covid-19. Do đó, ngoài điều trị, bác sĩ còn giải quyết tâm lý, ổn định tinh thần cho mọi người.

Toàn bộ nhân viên y tế ở C4 và người nhà, người bệnh đã được lấy mẫu xét nghiệm 2 lần, đều có kết quả âm tính. Ngày 31/3 lấy mẫu lần 3.

Các bác sĩ chụp tấm hình kỷ niệm ở ngoài khu vực sảnh tiếp đón. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Các y bác sĩ chụp hình kỷ niệm ở ngoài khu vực sảnh tiếp đón C4. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trở lại phòng làm việc, bác sĩ Thái khử khuẩn cho mình rồi tiếp tục với báo cáo đang viết dở. Anh cho biết điều anh lo lắng nhất hiện nay là việc kéo dài thời gian cách ly đến gần cuối tháng 4, dù đã có kết quả xét nghiệm âm tính tức là cơ thể hoàn toàn không bị nhiễm bệnh.

"Tâm lý ai cũng nặng nề khi nghe tin, tôi cũng vậy", bác sĩ nói. "Ngoài kia, đồng nghiệp đang chiến đấu mỗi ngày để chống dịch còn chúng tôi lại như đang dừng lại một chỗ".

Bác sĩ cho biết vẫn động viên đồng nghiệp vững vàng trong mọi hoàn cảnh. Thời gian rảnh, các y bác sĩ tranh thủ đọc sách, viết báo, xem tài liệu, làm luận án..., cố gắng không để lãng phí thời gian. Mọi người bảo nhau, đây giống như những ngày "sống chậm" sau thời gian dài quá tải công việc tại bệnh viện tuyến cuối.

"Tôi mong ngóng ngày hết hạn cách ly để trở lại cuộc chiến chung chống dịch. Chỉ cần tất cả chúng ta, từ bác sĩ, bệnh nhân đến người cách ly và cả người dân không ai đứng ngoài cuộc, cuộc chiến này nhất định thắng lợi", bác sĩ Thái nói.

Khoa C4 Bạch Mai
 
 
Khoa C4 Bạch Mai

Nhân viên y tế khoa C4, Bệnh viện Bạch Mai tranh thủ thời gian buổi chiều để tập thể dục, rèn luyện sức khỏe.

Thùy An

Trận cầu 17 tấm thẻ là "bước ngoặt quyết định" đưa CLB Hà Nội đến tột cùng vinh quang

Dưới sự tài trợ của tập đoàn T&T, CLB Hà Nội T&T ra mắt giữa năm 2006. Được sự đầu tư mạnh mẽ, cùng dàn cầu thủ tinh nhuệ, họ có bước khởi đầu cực kỳ thành công với 3 mùa đầu tiên thăng liền 3 hạng, mà mùa giải hạng Nhất 2008 là bước ngoặt then chốt nhất. Ở đó, họ có trận đấu vòng cuối gặp Quân khu 4 đầy căng thẳng, và tạo nên "cơn mưa thẻ" thực sự cho ngày tranh ngôi vô địch.

Khởi đầu mùa giải 2008, CLB Hà Nội T&T được đầu tư mạnh tay nhất trong số các đội tham gia giải hạng Nhất Quốc gia, với hơn 10 tỷ đồng cho mục tiêu thăng hạng V.League. Với tiềm lực kinh tế mạnh mẽ, hàng loạt cầu thủ danh tiếng như thủ môn Dương Hồng Sơn, trung vệ Phạm Như Thuần, Văn Sĩ Sơn, tuyển thủ U23 Việt Nam Nguyễn Thành Long Giang - cầu thủ trẻ xuất sắc nhất Việt Nam 2 năm liền.

Về ngoại binh, họ có được những cầu thủ rất đáng chú ý là bộ đôi Brazil Cristiano và Casiano.

Trận cầu 17 tấm thẻ là bước ngoặt quyết định đưa CLB Hà Nội đến tột cùng vinh quang - Ảnh 1.

Thủ thành Dương Hồng Sơn đeo băng đội trưởng Hà Nội T&T.

Mùa giải 2008 của CLB Hà Nội T&T khởi đầu suôn sẻ, thì đột nhiên ngày 9/3 năm ấy, có đến 5 cầu thủ của họ bị phát hiện có hành vi sử dụng thuốc lắc ở khách sạn Mai Vinh (thành phố Hồ Chí Minh).

Tại cơ quan công an, 5 cầu thủ này đã khai nhận hành vi của mình. Theo đó, chiều ngày 8/3, CLB T&T đã thắng CLB Tiền Giang với tỷ số 2-1 ngay trên sân khách. Để ăn mừng chiến thắng và “mừng ngày quốc tế Phụ nữ”, 5 cầu thủ của CLB T&T đã rủ nhau đến khách sạn Mai Vinh tìm dịch vụ “em út”.

Tuy nhiên, trong 5 cầu thủ, có 1 cầu thủ dẫn vợ theo nên chỉ ngồi chơi, 4 cầu thủ còn lại cặp bồ với 4 "em út". Chưa thỏa cơn hưng phấn, lúc 1 giờ 30 sáng ngày 9/3, nhóm cầu thủ này kéo vào phòng 403 của khách sạn Mai Vinh để "lắc". Lúc 3 giờ ngày 9/3, khi công an ập vào phòng 403, đã bắt quả tang 5 cầu thủ cùng 4 "em út" đang thác loạn trong tiếng nhạc chát chúa. Tại đây, công an thu giữ 6 viên ma túy tổng hợp và nhiều bao cao su chưa sử dụng.

Tại cơ quan công an, các cầu thủ khai nhận, số thuốc ma túy đó là do cầu thủ Lê Hoàng Anh Thy (28 tuổi) trực tiếp đi mua với giá 200.000 đồng/viên. Tuy nhiên khi tiến hành test các cầu thủ thì cho kết quả âm tính. Giải thích trường hợp này, công an cho rằng loại thuốc mà các cầu thủ đã sử dụng rất mới nên dụng cụ test thường đã cho ra kết quả âm tính. Chính vì thế, 5 cầu thủ trên và 23 đối tượng khác chỉ bị xử phạt hành chính và được tại ngoại.

Ngay sau sự việc này, CLB đã lập tức có hình thức kỉ luật đối với Ban huấn luyện (phạt tiền và khiển trách) cùng 5 cầu thủ này, trong đó Lê Hoàng Anh Thy - người mua thuốc lắc và rủ rê đồng đội, bị sa thải khỏi đội. Bốn cầu thủ khác bị cắt lương, thưởng và treo giò hết tháng Ba.

Tuy vậy, do sức ép thành tích (ngay sau khi 5 cầu thủ dính líu vào ma tuý đội đã thua trên sân nhà) và đặc biệt là sức ép từ phía đội bóng, lãnh đạo đội đã cho 4 cầu thủ này tiếp tục thi đấu ngay trong tháng Ba, chỉ bị treo giò 1 trận.

Trận "chung kết" ở lượt trận cuối mùa giải hạng Nhất 2008, cả CLB Hà Nội T&T lẫn Quân khu 4 đều đã có trong tay chiếc vé thăng hạng khi Cao su Đồng Tháp "tự bắn vào chân mình". Tuy nhiên, CLB Hà Nội cần một chiến thắng để lên ngôi vô địch, trong khi với Quân khu 4, họ chỉ cần một trận hòa là đủ.

Trận đấu diễn ra cực kỳ thăng hoa và máu lửa, song ngạc nhiên, Quân khu 4 mới là đội có bàn thắng mở tỷ số. Trên chấm phạt đền, Lazaro thản nhiên thực hiện cú panenka đầy bản lĩnh, đưa đội nhà vượt lên, đẩy Hà Nội vào thế khó với việc Xuân Tú bị truất quyền thi đấu vì chơi bóng bằng tay để cản cú đặt lòng của chính Lazaro, tạo nên quả phạt đền mở tỷ số.

Nhưng đây cũng là lúc trận đấu được đẩy lên cao đầu kịch tính. Bị "tổn thương", các cầu thủ Hà Nội T&T căng hết sức để "đòi lại" chức vô địch. Những nỗ lực của họ khiến cho Quân khu 4 bị đuổi đến 3 cầu thủ, cũng như hai đội phải nhận tổng cộng đến 13 chiếc thẻ vàng. Dẫu vậy, đội bóng thủ đô chỉ có được 1 bàn thắng từ cú sút phạt đền của thủ thành Dương Hồng Sơn vào cuối trận.

Một trận hòa không đủ để CLB Hà Nội T&T đoạt ngôi vô địch. Tuy nhiên với việc thăng hạng lên V.League, họ khởi Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog đi một thế lực "nghiêng trời lệch đất" của bóng đá Việt Nam suốt hơn 10 năm trời qua. Mười một mùa bóng tính từ sau trận đấu "mưa thẻ" ấy, họ vô địch V.League 5 lần, cùng 4 lần đoạt ngôi Á quân.

Mùa giải gần nhất, với đội hình đông đặc tuyển thủ quốc gia, CLB Hà Nội (đổi tên từ Hà Nội T&T) "thâu tóm" toàn bộ danh hiệu quốc nội với chức vô địch V.League, cúp Quốc gia lẫn siêu cúp Quốc gia Việt Nam.

Món bánh dừa nướng Việt Nam hot bên Hàn Quốc từ năm ngoái tới năm nay, lại tiếp tục được các sao Hàn “lăng xê”

Năm 2019, dạo quanh các diễn đàn của giới trẻ Hàn Quốc, món bánh dừa nướng Quảng Nam của Việt Nam xuất hiện khắp nơi. Người người thi mua thử rồi viết bài review, thậm chí còn nhờ người sang Việt Nam xách tay về để kịp ăn và check-in bắt trend.

Bánh dừa nướng đã làm mưa làm gió tại Hàn Quốc năm ngoái, với tên Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog gọi 베트남코코넛과자 (đồ ngọt từ dừa của Việt Nam). Loại bánh được giới trẻ Hàn khen ngợi vì hương vị ngọt đậm, ăn lại giòn và rất thơm hương dừa.

Món bánh dừa nướng Việt Nam hot bên Hàn Quốc từ năm ngoái tới năm nay, lại tiếp tục được các sao Hàn “lăng xê” - Ảnh 1.
Món bánh dừa nướng Việt Nam hot bên Hàn Quốc từ năm ngoái tới năm nay, lại tiếp tục được các sao Hàn “lăng xê” - Ảnh 2.

Nhiều người trẻ Hàn tìm mua bánh dừa để thử và review hồi năm ngoái.

Những tưởng “trend nào rồi cũng qua đi”, nhưng không, bánh dừa nướng vẫn âm ỉ “chinh phục” người Hàn Quốc. Mới đây loại bánh này lại tiếp tục gây sốt khi nữ idol Somin (KARD) đã ăn bánh dừa nướng, còn giơ lên khoe trong vlog của mình. Trước đó, thành viên Choi Yoojung của Weki Meki cũng đã chia sẻ hình ảnh bánh dừa nướng Quảng Nam trên story Instagram.

Món bánh dừa nướng Việt Nam hot bên Hàn Quốc từ năm ngoái tới năm nay, lại tiếp tục được các sao Hàn “lăng xê” - Ảnh 3.
Món bánh dừa nướng Việt Nam hot bên Hàn Quốc từ năm ngoái tới năm nay, lại tiếp tục được các sao Hàn “lăng xê” - Ảnh 4.

Somin (KARD) khoe bánh dừa nướng Việt Nam trong vlog mới nhất.

Sau khi thông tin về hai idol Hàn Quốc lại “lăng xê” món bánh dừa nướng Quảng Nam được chia sẻ trong một hội nhóm Kpop ở Việt Nam, nhiều V-netizen đã bày tỏ sự hào hứng và comment nhiều thông tin thú vị:

- “Bánh dừa đợt trước hot bên Hàn lắm, bạn mình còn nhờ mua rồi mang sang (mình là du học sinh). Mình mang thừa bán cho mấy bạn cùng khu nhà mua luôn cơ”.

- “Đến sao Hàn cũng mê món bánh này rồi. Những người con Quảng Nam ơi điểm danh nào!”.

- “Bánh này ngon lắm luôn, mà nó siêu ngọt, ăn dính hết răng, người Hàn mê đồ ngọt nhỉ”.

- “Chỗ mình chẳng thấy bán bao giờ, vậy mà các bạn Hàn Quốc còn ăn trước cả mình. Xấu hổ quá.

Món bánh dừa nướng Việt Nam hot bên Hàn Quốc từ năm ngoái tới năm nay, lại tiếp tục được các sao Hàn “lăng xê” - Ảnh 5.

Đúng là nhân sinh quan của mỗi quốc gia mỗi khác nhau. Người Việt thì mê sữa chuối, rong biển sấy Hàn Quốc, người Hàn thì lại mê những món ăn vặt như bánh dừa nướng Việt Nam.

Nguồn: K Crush Động.

Ngày Cá tháng Tư tưởng đùa nhưng hóa thật, Dispatch từng tung 1 cặp đôi idol Kpop chấn động cả châu Á!

Cá tháng Tư vốn là ngày nói dối, ngày của những trò đùa ở mọi cấp độ, ngày để người ta thoả sức nói dối mà không ngại ngần hay sợ bị chỉ trích. Nhưng "hung thần Kbiz" Dispatch lại không thích đùa! Còn nhớ ngày này vào 4 năm trước, trang săn tin đình đám này từng khiến cả châu Á chấn động vì tung ra loạt ảnh hẹn hò của một cặp đôi Kpop quá quyền lực và nổi tiếng.

Ai ai cũng tưởng rằng Dispatch tung hoả mù và cũng hùa theo trò đùa Cá tháng Tư, nhưng không! Ngay sau khi loạt ảnh độc quyền bắt được khoảnh khắc hẹn hò bí mật của cặp đôi này được hé lộ, công ty chủ quản SM Entertainment đã phải lên tiếng xác nhận. Nói đến đây chắc hẳn fan Kpop đã đoán ra được danh tính của cặp đôi vàng này, đó chính là Kai (EXO) và Krystal f(x).

Ngày Cá tháng Tư tưởng đùa nhưng hóa thật, Dispatch từng tung 1 cặp đôi idol Kpop chấn động cả châu Á! - Ảnh 2.

Dispatch khui cặp Kai và Krystal vào năm 2016, khiến cả làng giải trí châu Á dậy sóng

Ngày Cá tháng Tư tưởng đùa nhưng hóa thật, Dispatch từng tung 1 cặp đôi idol Kpop chấn động cả châu Á! - Ảnh 3.

Cặp đôi sang chảnh bậc nhất nhà SM này được lòng công chúng vì quá hợp nhau

Ngày Cá tháng Tư tưởng đùa nhưng hóa thật, Dispatch từng tung 1 cặp đôi idol Kpop chấn động cả châu Á! - Ảnh 4.
Ngày Cá tháng Tư tưởng đùa nhưng hóa thật, Dispatch từng tung 1 cặp đôi idol Kpop chấn động cả châu Á! - Ảnh 5.
Ngày Cá tháng Tư tưởng đùa nhưng hóa thật, Dispatch từng tung 1 cặp đôi idol Kpop chấn động cả châu Á! - Ảnh 6.

Hình ảnh hẹn hò của cặp đôi nhanh chóng gây bão mạng vào năm đó và liên tục được "đào" lại nhiều năm nay

Hiện tại, Kai và Krystal đều "độc thân vui vẻ". Sau khi chia tay Krystal, Kai lại một lần nữa khiến cả showbiz xôn xao vì chuyện tình với Jennie (BLACKPINK) nhưng sau đó lại không thể bền lâu. Kai và Krystal vừa qua cũng đã được cho là lộ bằng chứng quay lại sau 4 năm kể từ ngày bị Dispatch "khui".

Cặp đôi này còn vừa bị soi bằng chứng quay lại với nhau, tuy nhiên fan cũng cho rằng đây chỉ là thông tin suy đoán

TS Vũ Đình Ánh: Cần vận hành kinh tế an toàn thay vì đóng băng

- Chính phủ đã ban hành gói tín dụng 285.000 tỷ và đang xem xét gói tài khoá giãn thuế hơn 80.200 tỷ nhằm giảm áp lực tài chính ngắn hạn cho doanh nghiệp. Ông đánh giá như thế nào về tác động của các giải pháp này?

- Các giải pháp tài khoá như giãn, hoãn, giảm thuế sẽ giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Hiện tại, đó là một phương án hợp lý.

Trong khi đó, gói tín dụng 285.000 tỷ đồng với lãi suất thấp thực tế không tác động nhiều tới các ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp. Doanh nghiệp hiện không có nhu cầu vay mới do sản xuất - kinh doanh đã suy giảm đáng kể. Điều họ lo ngại nhất là nghĩa vụ tài chính khi các khoản vay đến hạn, nhất là vay ngân hàng. Lúc này, họ cần được giãn, hoãn các nghĩa vụ tài chính liên quan đến trả nợ gốc, lãi vay đối với các khoản nợ cũ, chứ không phải giảm lãi suất cho hợp đồng tín dụng mới.

Giải pháp cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động cũng không hợp lý, bởi chưa biết dịch bệnh bao lâu mới kết thúc. Nếu doanh nghiệp không thể hồi phục, người lao động cũng không còn cơ hội trở lại doanh nghiệp làm việc.

Cuối cùng, kích cầu kinh tế đồng nghĩa với việc phải nới lỏng điều kiện hoạt động kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp. Nhưng hành động này lại mâu thuẫn với biện pháp hạn chế tập trung đông người, dừng hoạt động kinh doanh, dịch vụ, thương mại đang được nhiều địa phương áp dụng.

- Trong cuộc họp thường trực Chính phủ ngày 27/3, Thủ tướng đã đề nghị tính toán, nghiên cứu một gói hỗ trợ từ trái phiếu chính phủ để kích cầu. Ông đánh giá sao về tính khả thi của giải pháp này?

- Tôi cho là không phù hợp. Phát hành trái phiếu là việc được thực hiện khi nền kinh tế vận hành bình thường. Sau 3 tháng đầu năm nay, các tổ chức và định chế tài chính rơi vào trạng thái gián đoạn dòng tiền do các hoạt động kinh tế, thương mại đình trệ. Vậy ai sẽ mua số trái phiếu được Chính phủ phát hành?

Tiếp đó, nợ công của Việt Nam gia tăng qua từng năm, việc phát hành trái phiếu chính phủ chắc chắn sẽ khiến tỷ lệ nợ công/GDP thay đổi, tạo áp lực đáng kể lên thu - chi ngân sách năm nay và các năm tiếp theo.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh. Ảnh: Trọng Hiếu.

- Trong điều kiện ngân sách có hạn, theo ông, Chính phủ nên có những giải pháp ưu tiên gì để hỗ trợ doanh nghiệp?

- Theo tôi, Chính phủ cần có phương án vận hành nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh thay vì dừng hẳn hoạt động kinh doanh để chống dịch. Không thể đồng ý cho nhà máy, phân xưởng hoạt động sản xuất, nhưng dừng hoạt động kinh doanh được. Như vậy hàng hoá sản xuất ra sẽ bán cho ai? Việc cần làm trước tiên là xây dựng phương án vận hành cả sản xuất – kinh doanh nhưng vẫn tránh lây nhiễm bệnh.

Thứ hai, giai đoạn đầu diễn ra Covid-19, doanh nghiệp bị gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất do phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Gần đây, khi dịch bệnh tại Trung Quốc dần được kiểm soát, nguồn cung có thể được nối lại, doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với bài toán thiếu thị trường tiêu thụ do dịch lan rộng ra nhiều quốc gia, dẫn tới tình trạng cách ly, kiểm soát chặt chẽ ở các cửa khẩu hải quan.

Vậy nên, cần tìm nguồn cung thay thế, giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc thông qua gia tăng tỷ lệ nội địa hoá, tăng cường các ngành công nghiệp hỗ trợ. Nếu có gói hỗ trợ cho vay, nên dành cho đối tượng này. Từ đó, họ sẽ có thêm cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, tiến tới giảm dần sự phụ thuộc với thị trường cung cấp nguyên vật liệu nước ngoài.

Thứ ba, Chính phủ phải quan tâm tới đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Khi dịch đã lan tới nhiều quốc gia, mục tiêu kích thích xuất khẩu cực kỳ khó khăn, doanh nghiệp cũng phải chịu một khoản phí tổn lớn. Những chính sách lúc này cần tập trung phát triển thị trường nội địa. Việc này vừa giúp doanh nghiệp Việt Nam giải bài toán thị trường trong ngắn hạn, vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Thứ tư, cần giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp. Khi doanh thu từ hoạt động sản xuất - kinh doanh không phát sinh, dòng Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog tiền của doanh nghiệp gặp khó khăn, giải pháp đơn giản nhất là giảm các nghĩa vụ của họ với nhà nước và bạn hàng.

Những giải pháp này sẽ duy trì sức cầu của nền kinh tế, đồng thời bảo đảm đầu ra cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Các cửa hàng trên phố Đào Duy Từ (Hà Nội) đóng cửa theo yêu cầu để tránh lây lan trong mùa dịch. Ảnh: Giang Huy.

Các cửa hàng trên phố Đào Duy Từ (Hà Nội) đóng cửa theo yêu cầu để tránh lây lan trong mùa dịch. Ảnh: Giang Huy.

- Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần làm sao để đảm bảo sự phá sản hàng loạt không xảy ra?

- Đặc điểm nổi bật của đối tượng này là tính linh hoạt cao, có thể nhanh chóng chuyển đổi phương thức hoạt động. Tôi thấy không ít cơ sở giáo dục tổ chức học nhóm bằng Skype, Zalo, livestream trên fanpage. Nhiều tiệm cà phê, nhà hàng đã tiếp thị, bán hàng qua trang thương mại điện tử, facebook, sử dụng dịch vụ vận chuyển. Vậy nên, Chính phủ và các địa phương cần định hướng sản xuất - kinh doanh cho họ.

Song vấn đề nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đối mặt rất đa dạng, thay vì áp dụng chính sách chung cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp, nên có những chính sách khác biệt cho từng nhóm.

Những doanh nghiệp cần nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động, ngân hàng có thể hỗ trợ họ bằng các tín dụng với lãi suất thấp. Với doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm hướng đi mới, các địa phương, Bộ, ngành có thể cung cấp thông tin mang tính chất tư vấn. Nếu doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn về lực lượng lao động, cần kích hoạt thị trường này. Trường hợp doanh nghiệp không thể hoạt động liên tục, nên tạo điều kiện cho họ dừng kinh doanh hoặc giải thể.

Tôi chỉ lưu ý là cần hết sức tránh để doanh nghiệp rơi vào tình trạng tới hạn vẫn không trả được nợ, buộc phải phá sản. Các phương án giãn, hoãn, giảm thuế, tiền thuê đất sẽ giúp Chính phủ giải quyết điều này.

- Ngoài gói hỗ trợ tín dụng 285.000 tỷ đồng, phần lớn các phương án hỗ trợ nền kinh tế vẫn nằm trên giấy do phải trải qua quy trình thông qua về pháp luật phức tạp theo quy định. Ông có đề xuất gì để các chính sách hỗ trợ sớm được ban hành và phát huy hiệu quả?

- Hiện quy định phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của từng tổ chức khá phức tạp nhưng không đến mức cản trở một quyết định, đề xuất nào. Với những vấn đề cấp bách, vượt quá quyền hạn của Chính phủ, vẫn có thể trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định, không cần đợi đến kỳ họp Quốc hội hàng năm.

Theo tôi, điều quan trọng nhất là phải có đề án và lựa chọn định hướng rõ ràng, theo hệ thống, có những chi tiết cụ thể để đảm bảo tính khả thi. Không nên để diễn ra tình trạng hôm nay nghĩ ra cái này, ngày mai nghĩ ra cái khác đều trình Quốc hội cho ý kiến. Cách làm việc như vậy thể hiện sự manh mún, không đồng bộ, thậm chí các đề xuất dễ xung đột nhau.

- Bên cạnh hình thức hỗ trợ trực tiếp tài chính, theo ông nên chuyển đổi công việc cho nhóm lao động bị mất việc làm ra sao?

- Việc này nên để thị trường giải quyết. Nhà nước chỉ cần hướng nguồn lực của nền kinh tế phát triển vào đâu, dòng chảy lao động sẽ dịch chuyển tới đó.

Dịch bệnh là yếu tố xuất hiện nhất thời, nhưng chúng ta không biết nó kéo dài bao lâu. Còn bài toán đào tạo, chuyển dịch, chuyển đổi công việc mang tính dài hạn. Vậy nên, nhà nước không thể can thiệp, phải để cho thị trường tự vận động. Khi các hoạt động sản xuất - kinh doanh chuyển động theo hướng vừa phải duy trì hoạt động, vừa phải đảm bảo an toàn thì thị trường lao động sẽ tự chuyển dịch theo.

Hoàng Thắng

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Nghìn người dùng chung một toilet giữa Covid-19

Tình cảnh của anh rất thê thảm. Căn lán nhỏ lụp xụp ở khu ổ chuột Valmiki không có nước sinh hoạt hay toilet, gia đình thì sắp cạn kiệt thức ăn. Mahender không thể đi làm và không có thu nhập. Anh đang cố gắng tuân thủ lệnh phong toả 21 ngày của Thủ tướng Narenda Modi nhằm kiềm chế sự lây lan của nCoV. Quốc gia 1,3 tỷ dân hiện ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm, 27 ca tử vong.

"Cách biệt cộng đồng không chỉ là với người bệnh, mà còn là mọi người với nhau, trong đó có các bạn và thậm chí gia đình các bạn", ông Modi nói trong bài phát biểu tuần trước.

Điều đó phù hợp với tầng lớp trung và thượng lưu của Ấn Độ, những người có thể tránh dịch trong những căn hộ, đi dạo trong những khoảnh vườn của họ, thưởng thức các món từ những chiếc tủ trữ đầy đồ ăn và thậm chí làm việc ở nhà với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại.

Tuy nhiên, sự hỗn loạn xảy ra khắp Ấn Độ những ngày gần đây cho thấy rằng với 74 triệu người, tương đương 1/6 dân số, đang sống bấp bênh trong những khu ổ chuột, cách biệt cộng đồng là điều không thể.

"Lối đi quá hẹp đến mức khi đi qua nhau, chúng tôi không thể không chạm vào vai người kia", Mahender nói. "Tất cả chúng tôi dùng chung một toilet ngoài trời và có 20 gia đình sống ngay gần căn nhà nhỏ của tôi. Chúng tôi thực sự đang sống cùng nhau. Nếu một người ngã bệnh, tất cả cũng sẽ ngã bệnh theo".

Người dân ở một khu ổ chuột Mumbai, hầu hết không có khẩu trang, cho hay họ sẽ chết đói vì không thể đi làm, chứ không phải chết vì nCoV. Ảnh: AFP

Người dân ở một khu ổ chuột Mumbai, hầu hết không có khẩu trang, cho hay họ sẽ chết đói vì không thể đi làm, chứ không phải chết vì nCoV. Ảnh: AFP

Ít nhất một người ở một khu ổ chuột Mumbai đã dương tính với nCoV. Lo lắng về dịch bệnh, hàng nghìn lao động nhập cư đã rời khỏi những khu ổ chuột về vùng nông thôn bằng xe buýt, thậm chí đi bộ, làm dấy lên lo ngại họ sẽ đưa virus về quê nhà.

Trong một bài phát biểu hôm qua, nhận thức được tình cảnh hỗn loạn do lệnh phong toả gây ra với người nghèo, ông Modi đã cầu xin tha thứ . Tuy nhiên, ông cũng mong mọi người hãy thông cảm bởi không còn lựa chọn nào khác.

Nước là một trong những lý do lớn nhất khiến người nghèo Ấn Độ rời khỏi nhà mỗi ngày. Sia, một thợ xây nhập cư ở Gurugram, gần New Delhi, thức dậy lúc 5h sáng và chống lại lời kêu gọi của thủ tướng ở yên trong nhà. Lý do là cô cần phải đi bộ 100 mét đến một bể nước phục vụ cho khu ổ chuột gồm 70 thợ xây nhập cư.

Sia không phải là người duy nhất. Hầu hết phụ nữ ở đây đều tắm giặt cùng nhau hàng sáng và đi lấy nước dùng cho cả ngày. Không có vòi hoa sen hay phòng tắm trong nhà, bể chung này là nguồn nước duy nhất của họ.

Uỷ ban Vệ sinh của chính phủ Ấn Độ, cơ quan được thành lập năm 2014 nhằm cải thiện hạ tầng và dẹp bỏ các nhà tiêu ngoài trời, tuyên bố 100% hộ gia đình đã được tiếp cận toilet. Tuy nhiên, Puneet Srivastava, quản lý chính sách tại tổ chức phi chính phủ Hỗ trợ Nước sạch Ấn Độ, cho hay trọng tâm của uỷ ban trên chỉ là xây dựng toilet trong các hộ gia đình và chưa bao hàm một lượng lớn khu ổ chuột.

Ví dụ, tại khu Dharavi ở Mumbai, chỉ có một toilet trên 1.440 dân cư và 78% toilet cộng đồng ở các khu ổ chuột của Mumbai thiếu bể nước, theo khảo sát năm 2019 của Tập đoàn Quản lý Đô thị Mumbai.

Hôm qua, Bộ trưởng Nhà ở và Các vấn đề Đô thị Ấn Độ cho hay trên toàn Ấn Độ đều có toilet và mọi người có thể dùng chung. Tuy nhiên, Sania Ashraf, một nhà dịch tễ học, cho rằng trong bối cảnh đại dịch, việc dùng chung toilet có thể gây nguy cơ nhiễm bệnh nếu không vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, hệ thống thông gió kém cũng góp phần làm lây lan virus. Điều này đặc biệt gây lo ngại khi có bằng chứng cho thấy bệnh nhân phát tán virus thông qua phân, dẫn tới nguy cơ lây nhiễm trong các toilet chung và những nơi vẫn dùng nhà tiêu ngoài trời.

Lý do tiếp theo khiến những người sống trong các khu ổ chuột không thể tự cách ly đơn giản là họ cần phải đi làm . Thu nhập của các lao động nhập cư thường chỉ đủ ăn, khoảng gần 140 đến 450 rupee/ngày (1,8 - 6 USD), theo Tổ chức Lao động Quốc tế. Ngày nào không đi làm thì họ không có thu nhập. Điều này không chỉ xảy ra sau lệnh phong toả mà đã bắt đầu trong khoảng 20 ngày qua.

"Các chuỗi cung ứng hàng hoá đóng cửa. Nhân công mất việc làm. Họ không có tiền mua nhu yếu phẩm. Và không giống như người giàu, họ không đủ tiền để tích trữ đồ. Họ chỉ mua đồ đủ dùng trong ngày nhưng bây giờ các siêu thị đều hết hàng", nhà kinh tế học Arun Kumar cho hay.

Người lao động rời thành phố, đi bộ về quê dọc một đường cao tốc Ấn Độ. Ảnh: AFP

Người lao động rời thành phố, đi bộ về quê dọc một đường cao tốc Ấn Độ. Ảnh: AFP

Sonia Manikraj, một giáo viên 21 tuổi sống ở khu ổ chuột Dharavi cho hay cô phải ra Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog ngoài để mua thực phẩm và vì các tiệm tạp hoá chỉ mở cửa từ 11h đến 15h, đường sá thì khá chật hẹp nên lúc nào cũng đông đúc.

Vì thế, người lao động đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan: đi làm và bị nhiễm bệnh, hoặc ở nhà và chết đói. Có những người không có lựa chọn. Ví dụ những công nhân vệ sinh được xem là làm công việc thiết yếu nên được loại trừ khỏi lệnh hạn chế đi lại.

"Họ được yêu cầu đi làm hàng ngày. Một số người thậm chí thu thập rác thải trong bệnh viện, sau đó về nhà và sống trong những khu ổ chuột đông đúc", Milind Ranade, người sáng lập Kachra Vahatuk Shramik Sangh, một tổ chức ở Mumbai về vấn đề lao động, cho hay. "Họ không có bất kỳ thiết bị bảo hộ nào như găng tay hay khẩu trang, cũng không có chiến dịch nâng cao nhận thức nào để dạy cho họ về những nguy hiểm của việc lây truyền nCoV. Điều gì sẽ xảy ra khi họ mắc bệnh?".

Gói kích thích kinh tế trị giá 22,5 tỷ USD của chính phủ Ấn Độ bao gồm bảo hiểm y tế trị giá 5 triệu rupee/người (66.500 USD) ở tuyến đầu như y bác sĩ, nhân viên y tế, và cả công nhân vệ sinh ở các bệnh viện công. Tuy nhiên, những người sống quanh họ và có nguy cơ lây bệnh từ họ không được tính đến.

Nhà kinh tế học Kumar cho hay việc xét nghiệm nCoV trên diện rộng sẽ mang lại hiệu quả. Đến ngày 29/3, Ấn Độ đã tiến hành gần 35.000 xét nghiệm, tương đương tỷ lệ 19 xét nghiệm trên mỗi triệu dân. Chi phí xét nghiệm tại bệnh viện tư hay phòng thí nghiệm ở Ấn Độ là 4.500 rupee (60 USD), trong khi việc xét nghiệm miễn phí ở các bệnh viện công rất hạn chế.

Mahender là nhân viên vệ sinh của một khu chung cư ở Mumbai, kiếm 5.000 rupee/tháng (66 USD) để nuôi vợ, 3 con và người bố 78 tuổi. Nếu cần chăm sóc y tế, anh không phải là đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm thuộc gói kích thích kinh tế của chính phủ.

"Điện thoại của tôi reo liên hồi và cư dân trong toà nhà mà tôi dọn vệ sinh đang gọi tôi quay lại làm việc", anh kể. "Nhưng tôi không có khẩu trang hay găng tay, thậm chí không có xà bông để rửa tay trước khi ăn. Tôi biết nếu hôm nay không đi làm, họ sẽ thuê người khác".

Cuối tuần qua, hàng chục nghìn người trong số 45 triệu lao động nhập cư Ấn Độ bắt đầu những chuyến đi dài xuôi ngược về các làng quê. Do hệ thống đường sắt Ấn Độ đang tạm thời dừng hoạt động, nhiều người không có lựa chọn nào khác là đi bộ hàng trăm km về nhà. Họ có rất ít lý do để ở lại. Hầu hết đã mất việc làm ở thành phố do lệnh phong toả và các khu ổ chuột có nguy cơ lây lan virus.

Các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Bền vững tuần trước cảnh báo tỷ lệ mắc Covid-19 trên toàn cầu là 2-3%, nhưng tại các khu ổ chuột Ấn Độ, tỷ lệ có thể cao hơn 20% do điều kiện sinh sống đông đúc.

Hàng nghìn lao động nhập cư chờ lên xe buýt về quê sau lệnh phong toả ở ngoại ô New Delhi hôm 28/3. Ảnh: AFP

Hàng nghìn lao động nhập cư chờ lên xe buýt về quê sau lệnh phong toả ở ngoại ô New Delhi hôm 28/3. Ảnh: AFP

Hôm 28/3, chính quyền các bang Uttar Pradesh, Bihar và Haryana đã bố trí hàng trăm xe buýt chở người dân về quê, gây ra cảnh tượng hỗn loạn khi hàng nghìn người đổ đến các bến, tìm cách chen chân lên xe buýt.

Tuy nhiên, hôm qua, Thủ tướng Modi đã yêu cầu tất cả các bang phong toả biên giới để ngăn chặn lây lan virus về vùng nông thôn. Giới chức đang nỗ lực truy tìm hàng triệu lao động nhập cư đã quay về những ngôi làng nhỏ khắp cả nước để yêu cầu họ cách ly trong 14 ngày.

Sia, người sống ở công trường xây dựng tại Gurugram, không bắt được xe. Cô không có nhiều lựa chọn để thoát khỏi khu ổ chuột giữa dịch bệnh.

"Từ khi mất việc, tôi đã không có thu nhập 20 ngày rồi. Tôi được trả 5 USD/ngày, chút tiền đủ để tôi nuôi sống gia đình", Sia nói. "Khi mọi thứ đóng cửa, tôi tin chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài sống trong nghèo đói và sự bẩn thỉu ở thành phố này".

Anh Ngọc (Theo CNN )

Chính phủ sẽ công bố dịch trên toàn quốc

Chủ trì họp Thường trực Chính phủ về phòng chống Covid-19 chiều 30/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói đây là thời điểm có tính chất quyết định cục diện cuộc chiến chống Covid-19, do vậy chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng phải tập trung cao độ cho việc này.

Ngành y tế phối hợp chặt chẽ với TP Hà Nội và cơ quan chức năng "tranh thủ từng phút, từng giờ, rà soát khoanh vùng những trường hợp nguy cơ lây nhiễm ở ổ dịch bệnh viện Bạch Mai và công ty cung cấp dịch vụ".

Chính phủ chưa tính đến phong tỏa Hà Nội hay TP HCM như nhiều nước đã làm ở các thành phố lớn, nhưng mọi người dân phải ở trong nhà, không ra đường nếu không có việc thực sự cần thiết, để hạn chế lây lan dịch bệnh.

"Chúng ta không được chủ quan, không được lơ là vì đã đưa ra nhiều biện pháp mạnh mẽ nhưng trên đường phố, bãi biển vẫn còn nhiều người; một số nơi chưa thực hiện nghiêm yêu cầu về số người tụ tập (không tập trung trên 20 người)", Thủ tướng nói và lưu ý, cách biệt xã hội là cần thiết để ngăn chặn hiệu quả việc lây lan ra cộng đồng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ, chiều 30/3. Ảnh: VGP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ, chiều 30/3. Ảnh: VGP

Ông yêu cầu cơ quan chức năng cơ bản dừng vận chuyển công cộng, hạn chế tối đa phương tiện cá nhân. Bộ Quốc phòng chỉ đạo việc tách riêng khu cách ly cũ và mới để tránh lây nhiễm chéo giữa người cũ và người mới vào cơ sở tập trung.

Lãnh đạo Chính phủ nhất trí cho phép bệnh viện Bạch Mai tiếp tục nhận Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog điều trị bệnh nhân nặng cấp cứu, không để bệnh nhân tử vong vì không được cấp cứu. Tuy nhiên, bệnh viện phải tổ chức khám chữa bệnh chặt chẽ trên cơ sở bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế và bệnh nhân.

Với các bệnh viện trong toàn hệ thống, Bộ Y tế nên có quy định phù hợp để tránh trường hợp một cá nhân nhiễm nCoV đi khám mà ảnh hưởng đến toàn bộ bệnh viện.

Bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (huyện Đông Anh, Hà Nội) đang điều trị 46 bệnh nhân Covid-19, ngày 25/3. Ảnh: Ngọc Thành

Bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (huyện Đông Anh, Hà Nội) thăm khám bệnh nhân nhiễm nCoV, ngày 25/3. Ảnh: Ngọc Thành

Về an sinh xã hội cho người dân, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ bàn vấn đề này vào ngày 1/4, trước hết là có chính sách cụ thể đối với người thu nhập quá thấp, trên tinh thần ngân sách Trung ương và địa phương cố gắng hỗ trợ.

Lúc này, các đơn vị liên quan phải bảo đảm nguồn cung hàng hóa, lương thực thiết yếu, bảo đảm giá cả phù hợp, chất lượng, không để người dân quá khó khăn.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng được giao chỉ đạo vấn đề hợp tác sản xuất máy thở.

Thủ tướng cũng nhất trí với đề xuất của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu hoặc không triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh nCoV.

Trước đó ngày 1/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) tại Việt Nam. Chính phủ đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch là "bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu", lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người. Tuy nhiên, lúc này cả nước chỉ có 6 người mắc bệnh, ba địa phương có dịch là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa. Lần này Thủ tướng đồng ý công bố dịch trên toàn quốc.

Tính đến 18h chiều 30/3, Việt Nam ghi nhận 203 ca bệnh, trong đó 55 người đã khỏi bệnh, số còn lại đang được điều trị tại cơ sở y tế, đa số sức khỏe ổn định.

Theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Thủ tướng công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

Luật này quy định một cấp độ cao hơn là ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch. Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.

Đường sắt giảm tàu khách, tăng tàu hàng

Ngày 30/3, ngành đường sắt bắt đầu dừng Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog toàn bộ tàu khách địa phương từ Hà Nội đi Hải Phòng, Quán Triều, Đồng Đăng; TP HCM đi Nha Trang, Phan Thiết, Đà Nẵng... theo chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải.

Đối với tuyến Bắc Nam, ngành chỉ tổ chức hai đôi tàu khách mỗi ngày. Trong đó, tàu SE3 xuất phát ở ga Hà Nội lúc 19h25 và tàu SE5 xuất phát lúc 8h50. Tại ga Sài Gòn, tàu SE4 xuất phát lúc 19h25, SE6 xuất phát lúc 8h45.

Để tận dụng năng lực hạ tầng do cắt giảm tàu khách, ngành đường sắt sẽ tăng chạy tàu hàng, trong đó tổ chức tàu hàng nhanh tuyến Hà Nội - TP HCM với thời gian gần như tàu khách. Tổng công ty Đường sắt cho biết sẽ giảm cước vận tải hàng hóa so với hiện nay.

Tàu hàng chạy từ Lào Cai qua biên giới Việt Trung. Ảnh: Giang Huy.

Tàu hàng chạy từ Lào Cai qua biên giới Việt Trung. Ảnh: Giang Huy.

Tháng 2 vừa qua, ngành đường sắt đã khai thác tàu container lạnh liên vận quốc tế vận chuyển hàng nông sản từ ga Đồng Đăng sang ga Bằng Tường (Trung Quốc).

Tàu container chở hàng nông sản từ phía Nam đến ga Đồng Đăng (Lạng Sơn), cộng với chờ làm các thủ tục thì hàng hóa thông quan mất khoảng 5 ngày, giá cước đường sắt thấp hơn so với đường bộ khoảng 20%. Trong khi đó, xe container đường bộ giá cước cao, thời gian gần tương đương do phải chờ thông quan tại cửa khẩu.

"Tôi shock khi thấy cách nước mình chống dịch" - Tâm sự của người một người Mỹ vừa về nước từ Việt Nam

*Câu chuyện do Paul Neville - đồng sáng lập nền tảng học tiếng anh qua video - chia sẻ trên Seattle Times. Anh đã có 14 năm làm trong Bộ ngoại giao của Mỹ, tốt nghiệp ĐH Washington và sinh sống ở Seattle.

Gia đình tôi rời Việt Nam hơn 1 tuần trước, vừa kịp trước khi mọi chuyến bay quốc tế bị chặn lại. Thế nhưng thay vì cảm giác nhẹ nhõm khi trở về quê hương, tôi lại thấy cảnh giác hơn rất nhiều khi chứng kiến Mỹ có quá nhiều điểm thiếu sót khi phòng chống đại dịch Covid-19, nếu so với ở châu Á. Tôi bỗng dưng thực sự lo ngại về khả năng Mỹ có thể vượt qua cơn khủng hoảng lần này. 

Tôi shock khi thấy cách nước mình chống dịch - Tâm sự của người một người Mỹ vừa về nước từ Việt Nam - Ảnh 1.

Gia đình Paul Neville trở về Việt Nam

Khi Bộ ngoại giao Mỹ ban hành cảnh báo đi lại mức cao nhất (cấp 4), thúc giục mọi công dân trở về nước, gia đình tôi lập tức mua vé rời khỏi Việt Nam. Dù Covid-19 đang gia tăng tại Mỹ, nhưng tôi vẫn muốn trở về nhà, vì tin rằng nơi ấy có nền y tế hàng đầu thế giới. 

Ở Việt Nam, theo yêu cầu của chính phủ, tất cả mọi người khi đến nơi công cộng đều phải đeo khẩu trang. Mọi tòa nhà đều có nhân viên trang bị máy đo thân nhiệt, cung cấp nước rửa tay ngay tại sảnh. Trên chuyến bay từ TP. Hồ Chí Minh đi Đài Bắc (Trung Quốc), chính phủ yêu cầu mọi hành khách phải đeo khẩu trang, kể cả cậu con trai 2 tuổi của tôi. Việt Nam - cũng giống như nhiều quốc gia tại châu Á, tiến hành ứng phó với đại dịch Covid-19 một cách cực kỳ nghiêm túc.

Nhưng trong chuyến bay chuyển tiếp từ Đài Bắc về Seattle, chỉ có phân nửa hành khách đeo khẩu trang. Chuyến bay ấy, tôi suýt trở thành hiện tượng mạng xã hội vì chặn lối đi của 3 cô gái trẻ vừa trở về từ Thái Lan. Họ giả vờ ho, đùa giỡn về nguy cơ nhiễm Covid-19. Tôi đưa cho họ khẩu trang, nhưng cả 3 từ chối với vẻ mặt kiêu ngạo bất cần. Dễ giận thật sự, nhưng vợ tôi kéo tôi ngồi xuống, trước khi cả 3 bị đuổi khỏi máy bay và kẹt lại Đài Loan. 

Khi hạ cánh tại Seattle, tôi đã tưởng tượng được thấy cảnh các nhân viên y tế trong trang phục chống độc, trên tay có thiết bị đo nhân nhiệt. Bởi Seattle - cũng giống như Vũ Hán của Trung Quốc hay Milan của Ý - là tâm dịch tại Mỹ. Nhưng thay vào đó, mọi thứ chẳng khác gì bình thường.

Khi tôi hỏi nhân viên hải quan rằng tại sao cô không đeo khẩu trang, cô đáp "vì chẳng có mà đeo" kèm theo ánh mắt như thể tôi đã hỏi một thứ gì đó ngớ ngẩn. Bi kịch thay, Covid-19 là dịch bệnh có khả năng lây lan nhanh, và chỉ cần một ai đó nhiễm bệnh hắt hơi gần đó thôi cũng đủ để cô nhiễm bệnh rồi. Nó cũng bi kịch chẳng kém gì việc thiếu hụt bộ xét nghiệm cả.

Hàng trăm người đang chết mỗi ngày tại Ý vì Covid-19, kể cả khi họ đã phong tỏa cả đất nước. Khi không có nỗ lực quyết liệt giống châu Á, dự đoán cho thấy Seattle và nhiều thành phố khác của Mỹ chỉ còn khoảng 3 tuần để đạt đến con số khủng khiếp đang xảy ra với nước Ý. 

Ở Trung Quốc, Singapore, Việt Nam, nếu một người nhiễm bệnh, chính phủ sẽ đóng cửa cả tòa nhà, thậm chí phong tỏa toàn chung cư. Sau đó, các cơ quan y tế sẽ lần theo Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog vết di chuyển của người nhiễm bệnh, xét nghiệm cho những ai người này tiếp xúc. Căng thẳng và nghiêm túc là thế, các quốc gia này hiện đang phải đối mặt với đợt bùng dịch thứ hai.

Thực tế cho thấy, vẫn còn rất nhiều người Mỹ đang không đánh giá Covid-19 đúng mức. Ở thời điểm hiện tại, cả nghìn tỉ đô đã "bốc hơi", trong khi hàng triệu lao động mất việc. Còn điều gì có thể thuyết phục mọi người rằng dịch bệnh này là rất nghiêm trọng? 

Các dự báo xu hướng, biểu đồ thực tế không có tác dụng. Liệu mọi người có thức tỉnh nếu chẳng may một người nổi tiếng nhiễm bệnh rồi qua đời, hoặc khi nạn nhân là người thân của họ? Quả thực, tỉ lệ tử vong của Covid-19 có thể không cao, nhưng ít nhất 20% số người nhiễm bệnh cần đến sự chăm sóc đặc biệt, và thậm chí có thể chịu tổn thương phổi vĩnh viễn. Liệu người Mỹ có cần phải đợi đến khi số người nhiễm vượt xa Trung Quốc (thực tế đã vượt rồi), và số người chết hơn cúm mùa mỗi năm thì mới thay đổi nhận thức?

Trong khi Trung Quốc đang vượt qua đỉnh dịch và tái khởi động nền kinh tế, Mỹ vẫn đang loay hoay giữa cơn bão dịch bệnh. Có thể họ sẽ tăng tốc, và vượt mặt Mỹ ngay lúc này. 

Dẫu vậy, chúng ta không thể bỏ cuộc. Tôi không muốn phải hối hận vì trở về Mỹ, bởi hóa ra Việt Nam mới là nơi an toàn hơn. Tất cả mọi người phải tuân theo yêu cầu của chính phủ: "ở trong nhà". Ngoài ra, chính quyền cần tăng tốc làm xét nghiệm cho tất cả mọi người, phân phối đủ khẩu trang cho nhân viên y tế và công chức tại nơi công cộng. Đồng thời, cần ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang trên phương tiện công cộng, bao gồm cả đi máy bay. 

Con người là giống loài kiên cường. Sẽ có lúc mọi chuyện chấm dứt, nhưng hành động cần phải quyết liệt ngay tức thì. Tất cả mọi người đều cố gắng để tồn tại và vượt qua dịch bệnh, và để làm được thì cần tránh để mọi chuyện xấu đi. 

Nguồn: Seattle Times